BẠN SẼ MẤT RẤT NHIỀU TIỀN ĐÓNG PHẠT NẾU KHÔNG CHÚ Ý NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐI TRONG ĐÔ THỊ

BẠN SẼ MẤT RẤT NHIỀU TIỀN ĐÓNG PHẠT NẾU KHÔNG CHÚ Ý NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐI TRONG ĐÔ THỊ

Việt Nam là đất nước có tình hình giao thông phức tạp, hệ thống biển báo & đường xá dày đặc nhưng tầm quan sát lại hạn chế do đường bé, cây cối nhà cửa che khuất nên gây khó khăn cho tài xế khi tham gia giao thông. Chính vì vậy không ít lần bạn có thể vô tình vi phạm luật giao thông, đặc biệt là trong đô thị chật hẹp.

Trong quá trình điều khiển xe ô tô, việc nắm vững luật giao thông không chỉ giúp bạn di chuyển an toàn, bảo vệ tính mạng cho bản thân mình, người thân của mình mà còn là cho người khác. Bên cạnh việc hiểu biết về biển báo, hiệu lệnh và các tín hiệu giao thông, người tham gia giao thông còn phải nắm được những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó… Để đảm bảo rằng bạn có thực sự được xử “đúng người đúng tội” hay không, tránh bị CSGT xử “ép” khi lưu thông trên đường. Sau đây là một số lỗi người lái xe ô tô hay mắc phải khi tham gia giao thông trong đô thị:

  1. Lỗi dừng đỗ sai quy định

Đường phố Hà Nội hay Hồ Chí Minh rất chật chội và đông đúc, diện tích dành cho đỗ xe ô tô lại ít. Rất nhiều tuyến phố cấm dừng đỗ xe, một số nơi cho phép đỗ xe tuy nhiên nếu bạn không nắm rõ quy định về dừng đỗ xe rất có thể bạn sẽ vi phạm và bị phạt.

Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Phạt từ từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với các hành vi dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ. Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật ; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Trước khi dừng đỗ xe bạn cần chú ý các biển báo, và dừng đỗ sát theo lề đường không gây cản trở giao thông

  1. Không tuân thủ đèn tín hiệu

Lỗi này do bản thân người điều khiển xe ôtô là chủ yếu. Một số trường hợp do đèn bị khuất tầm nhìn nên lái xe không chú ý mắc phải. Khi đèn vàng nên giảm tốc độ và đèn đỏ dừng lại trước vạch.

Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có tín hiệu đèn giao thông. Quy tắc cụ thể như sau:

– Tín hiệu xanh là được đi.

– Tín hiệu đỏ là cấm đi.

– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo đó, đèn vàng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị tư thế dừng lại để bảo đảm an toàn.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ, từ 1/8/2016 khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ, mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng.

Người đi môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vượt đèn tín hiệu bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng. Người đi xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt ở mức phạt 60.000-80.000 đồng.

Bạn cần chú ý quan sát đèn tín hiệu đèn từ xa khi đến các nơi giao nhau, nếu đến quá gần mà có nhiều làn đường bạn sẽ rất khó quan sát

  1. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

Hiện nay khi tham gia giao thông, nhiều chủ phương tiện bị phạt với lỗi “đi sai làn đường” với mức phạt khá cao khiến nhiều người thắc mắc thế nào là lỗi đi sai làn đường và cách phân biệt lỗi sai làn và không tuân thủ vạch kẻ đường. Người điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm luật thường nhầm lẫn giữa lỗi đi sai làn và lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường bởi không nắm rõ các quy định của luật với từng trường hợp khác nhau.

Lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”: Ở những ngã 3 hoặc ngã 4 – Các dòng phương tiện được phân luồng theo các hướng: Luồng cho xe rẽ trái, luồng cho xe rẽ phải và luồng cho xe đi thẳng. Việc phân luồng này giúp để tránh xung đột giao thông bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng biển báo 411.

Theo phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT)  thì biển báo màu xanh 411 có ý nghĩa: “chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường” và “Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe”.

Điểm mà các chủ điều khiển cần lưu ý trong trường hợp này là biển 411 phải đi kèm cùng vạch kẻ đường 1.18 hoặc chỉ riêng vạch 1.18 mới có hiệu lực xử phạt. Trường hợp mà chỉ có biển báo 411 mà không kèm theo vạch kẻ đường 1.18 thì sẽ không có hiệu lực xử phạt, bởi biển 411 là biển chỉ dẫn không được dùng làm căn cứ để xử phat.

Như vậy, trong trường hợp các chủ điều khiển xe rẽ trái hoặc rẽ phải mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng trên những đoạn đường có vạch kẻ đường 1.18 và biển báo 411 thì đây là lỗi: “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.” Với lỗi này, người điều khiển xe ôtô sẽ bị phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP  với mức phạt từ 100.000-200.000 VNĐ; còn người điều khiển xe moto, gắn máy sẽ bị phạt với mức phạt từ 60.000-80.000 VNĐ.

Bạn cần phân biệt kỹ lỗi này với lỗi đi sai làm đường để tránh bị xử phạt sai

  1. Lỗi đi vào đường một chiều, đường cấm

Thường thấy ở những nơi thưa vắng, buổi trưa hoặc buổi tối vắng vẻ nên bác tài tranh thủ đi tắt tiết kiệm thời gian, đôi khi cũng vì không quen đường.

Lỗi đi vào đường một chiều là đi hẳn vào đường một chiều hoặc đi vào chiều cấm ôtô. Hà Nội và Hồ Chí Minh có rất nhiều đường 2 chiều mà ôtô chỉ được đi một chiều thường do tài xế chủ quan không nhìn biển hoặc không xem bản đồ.

Lỗi đi vào đường cấm. Là ôtô đi vào đường trong thời gian cấm ôtô. Nhiều đoạn đường đang trong thời gian thi công nên cũng rất nhiều đoạn cấm đường theo giờ thường là vào giờ cao điểm, một số đường cấm ban ngày.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/8/2016 thì ô tô đi vào đường cấm bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Trước khi rẽ vào đường nào bạn cần quan sát kỹ biển báo, có thể xem trước qua bản đồ để chọn đường khác

Trên đây là các lỗi mà người lái xe ô tô thường mắc phải khi tham gia giao thông trong đô thị, bạn nên ghi nhớ và cẩn thận khi lái xe để tránh vi phạm vì không những bị phạt rất nặng mà còn sẽ gây mất an toàn giao thông. Nếu bạn có những kinh nghiệm về an toàn giao thông hay thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Chúc bạn lái xe an toàn!

Nguồn : Banxehoi.com.vn

Rate this post

Related Posts