Cần làm gì khi đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ bật sáng?

Cần làm gì khi đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ bật sáng?

Khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ bật sáng thì bạn cần nhanh chóng dừng xe ô tô và mở ca-pô để tản nhiệt và tìm hiểu nguyên nhân.

Nước làm mát được coi là trung gian chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Chất lượng nước làm mát sẽ có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của hệ thống làm mát. Nếu nước không làm mát đủ thì các chi tiết trong xe ô tô sẽ nóng quá nhiệt độ cho phép, gây ra các hiện tượng hư hại cực kì đáng ngại.

Khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước bật sáng tức là động cơ đã quá tải nhiệt nghiêm trọng, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc tải nặng, lên dốc quá dài, thiếu nước làm mát hoặc hệ thống làm mát đang gặp sự cố. Lúc này, bạn cần đưa xe vào khu vực an toàn, có bóng râm (nếu là mùa hè) để mở nắp ca-pô. Tuy nhiên cần chú ý không mở nắp kết nước vì nước sôi có thể phụt ra ngoài gây bỏng.

Nếu quan sát thấy nước còn nhiều mà sôi thì có thể để máy chạy ở chế độ không tải đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới vạch đỏ rồi mới tắt máy (không nên tắt máy ngay vì có thể gây nghẽn nhiệt do nước không được lưu thông và quạt không hoạt động, làm nước sôi dữ dội hơn). Khi bạn đã hạ nhiệt, tắt máy xe ô tô thì có thể kiểm tra nước làm mát để xem nước có nguy cơ bị rò rỉ không. Nếu nước bị thiếu thì nên bổ sung thêm bằng nước tinh khiết và chạy xe ô tô tiếp. Cần chú ý kiểm tra và theo dõi thêm để biết được nguyên nhân. Thực tế, cũng có nhiều trường hợp do xe chở nặng, lên dốc quá cao thì có thể khiến xe quá tải nhiệt, chỉ cần cho xe nghỉ và vận hành trở lại khi máy nguội.

Trường hợp nguy hiểm hơn là nếu đèn bật sáng mà thấy hết nước làm mát. Lúc này cần tắt máy ngay lập tức, mở ca-pô để tản nhiệt và gọi cứu hộ ngay lập tức để được hỗ trợ.

Trong trường hợp nước làm mát cạn hoặc không đủ sức làm mát thì các chi tiết có thể quá tải nhiệt, gây ra các hiện tượng như: ứng suất nhiệt lớn, giảm sức bền dẫn đến hỏng linh kiện, ma sát gây tổn thất do vì nhiệt độ lớn làm mất tác dụng bôi trơn của dầu nhờn.

Khi dầu nhờn ở nhiệt độ (200-3000C) thì nó có thể bốc cháy, khiến nhóm piston bị bó kẹt trong xilanh vì giãn nở, gây cháy và kích nổ động cơ xăng. Trường hợp máy nóng quá cũng có thể gây ra bó động cơ, vênh mặt máy, thổi zoăng quy lát, tốn chi phí sửa chữa rất lớn.

 

Nguồn: xegiaothong.vn

Rate this post

Related Posts