Tiếp cận bệnh nhân trong 5 phút bằng xe cứu thương 2 bánh
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm mô hình cấp cứu xe máy, từ ngày 07/11 đến ngày 27/11/2018 sau 3 tuần triển khai, bác sĩ Nguyễn Khắc Vui – PGĐ bệnh viện đa khoa Sài Gòn đánh giá cao tính cơ động của loại hình cứu thương này. Đây là hình thức cấp cứu kịp thời, tiếp cận bệnh nhân nhanh trong vòng 5 phút hạn chế được tình trạng kẹt xe, tắc đường ở các thành phố lớn, sơ cứu bệnh nhân tại chỗ trước khi xe ô tô cứu thương đến kịp thời.
Đội cấp cứu xe máy tại TP Hồ Chí Minh mang tính cơ động cao
Trong quá trình triển khai, đội cấp cứu 2 bánh đã tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu đã tiếp nhận nhiều cuộc gọi trong đó có trường hợp thai phụ có dấu hiệu dọa sinh non, có hiện tương xuất huyết, bị nhau tiền đạo. Sau khi nhận cuộc gọi kíp trực đã nắm bắt tình hình, vị trí nhà nạn nhân ở sâu trong ngõ hẻm. Ê kíp đã vào tận hẻm sơ cứu chuyển bệnh nhân ra ngoài đường lớn để xe ô tô cấp cứu 115 của bệnh viện đa khoa Sài Gòn chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Thời gian rất ngắn chỉ trong khoảng 5 phút bác sĩ và điều dưỡng cùng trang thiết bị cơ bản đã có mặt tại nhà thai phụ.
Trong 3 tuần triển khai thí điểm, đã tiếp nhận 67 ca cấp cứu ngoại viên, trong đó có 26 ca được tổ chức cứu thương bằng xe 2 bánh. 9 ca cấp cứu xử trí tại chỗ, 17 bệnh nhân sau khi sơ cứu được chuyển đến bệnh viên bằng xe ô tô cứu thương.
Nói về mô hình này bác sĩ Vui chia sẻ” “Mô hình cấp cứu bằng xe máy cho thấy rõ tính hiệu quả cơ động, phù hợp với các trường hợp nhà bệnh nhân trong hẻm nhỏ hoặc trong giờ cao điểm, đảm bảo bác sĩ tiếp cận bệnh nhân nhanh nhất và sẵn sàng phương tiện chuyển viện sau đó”
Thời gian triển khai cấp cứu nhanh chỉ trong 5 phút sau khi nhận cuộc gọi từ bệnh nhân, một số trường hợp các bác sỹ đi xe máy đến sơ cứu trước, nếu xác định cần chuyển đến bệnh viện thì sẽ điều động xe ô tô cứu thương đến hỗ trợ đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Trong thời gian đầu triển khai, bác sĩ Vui nói: “Người dân ban đầu có ngỡ ngàng, ngạc nhiên, sau đó ủng hộ đội cấp cứu bằng xe máy. Có người khi gọi điện cấp cứu đã chủ động yêu cầu đội bác sĩ đi bằng xe 2 bánh“.
Một số bệnh viện muốn triển khai mô hình xe cứu thương 2 bánh
Thấy rõ tính cơ động và ứng cứu kip thời của mô hình này, bác sĩ Trần Văn Khanh – GĐ bệnh viên Quận 2 đã xin Sở Y Tế TP HCM cho phép triển khai thí điểm cấp cứu bằng xe 2 bánh. Bệnh viện này đã đặt may 30 bộ đồng phục cấp cứu, đảm bảo đầy đủ y bác sỹ để có thể tiến hành hoạt động được ngay. Do địa bàn HCM có nhiều hẻm ngách chằng chịch đường vào nhỏ, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe nên 3 xe cứu thương của bệnh viện không đủ để bảo đảm hoạt động trong nhiều tình huống như vậy.
Nhiều hôm trời mưa gió y bác sĩ của bệnh viện phải ách dụng cụ trang thiết bị đi taxi đến sơ cứu bệnh nhân tại nhà trong khi xe cấp cứu không còn đủ để hoạt động, sau đó chờ xe của viện đến sau.
Tại bệnh viên quận Thủ Đức, mỗi ngày tiếp nhận hơn 30 cuộc gọi cấp cứu, mà xe cứu thương của viện chỉ có 2 xe không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều trường hợp y bác sĩ đến hiện trường trễ bị người dân phàn nàn. Bác sĩ Nguyễn Minh Quân chia sẻ.
Bệnh viện Quận 1, Quận 4 cũng bày tỏ mong muốn được tiếp nhận triển khai mô hình này. Tại trung tâm cấp cứu 115 TP HCM, bác sĩ Nguyễn Duy Long cho biết: Mục tiêu của trung tâm là tiếp cận bệnh nhân cấp cứu trong 10 phút, nhưng nhiều trường hợp không thể triển khai do trạm vệ tinh ít, trở ngại giao thông mọi nơi, kẹt xe ở ngã 3 thành phố… nên nhiều xe cấp cứu 115 đến chậm, thấy hiệu quả của mô hình này bệnh viện đặt kỳ vọng giảm thời gian tiếp cận bệnh nhân trong 5 phút, cứu sống được nhiều bệnh nhân, người gặp tai nạn hơn.
Trên xe 2 bánh cứu thương tại bệnh viện Sài Gòn được trang bị một số thiết bị cần thiết cơ bản như: thuốc, nẹp cổ, máy hút đàm, máy đo đường huuyết, máy sốc điện… Ngoài ra mong muốn của lãnh đạo bệnh viên còn trang bị thêm máy đo điện tim, máy sốc điện tự động, đồng phục cho y bác sĩ…
Phó giáo sư Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết mô hình cấp cứu môtô hai bánh đã được nhiều nước triển khai thành công. Người cần cấp cứu không chỉ bệnh nhân nặng, chấn thương, tai nạn nghiêm trọng mà cả những trường hợp nội khoa như mệt, khó thở cần bác sĩ đến kịp thời.
Trong năm 2017 TT cấp cứu 115 TP HCM tiếp nhận và xử lý hơn 12.000 trường hợp, con số còn quá ít. Đánh giá của Sở Y tế thành phố sau 3 tuần triển khai mô hình xe cấp cứu hai bánh là “thể hiện rõ ưu thế trong việc tiếp cận hiện trường nhanh, tiết kiệm được chi phí, về lâu dài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế”.
Sở Y Tế HCM cho biết sẽ tiếp tục vận hành thí điểm trong 1-2 tháng để hoàn thiện quá trình, đánh giá tổng quan hợp lý sau đó sẽ triển khai toàn thành phố.
Mô hình xe cứu thương 2 bánh đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai, được đánh giá hiệu quả cao. Vì vậy Việt Nam cần nhân rộng mô hình, và triển khai sớm hơn. Cần có đồng phục mới thay cho áo Blue, thuận tiện cho việc di chuyển bằng xe máy. Trên xe được trang bị nhiều thiết bị phù hợp, cơ động, thiết yếu thể hiện tính chuyên nghiệp, thuận tiện cho việc sơ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân.
TP HCM đang thử nghiệm hệ thống điều hành cấp cứu thông minh, hướng đến đào tạo chuyên viên cứu thương paramedic (ngoại viện) và phát triển nhiều loại xe cấp cứu.